4 cách phòng ngừa và chữa trị nấm candida vùng kín

4 cách phòng ngừa nấm candida vùng kín

Viêm do nấm Candida vùng kín là một bệnh phụ khoa phổ biến thường xảy ra ở phụ nữ. Bệnh này gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống hàng ngày và hoạt động của nhiều phụ nữ. Vậy triệu chứng khi mắc bệnh là gì? Cách phòng ngừa và điều trị ra sao? Cùng May L’odeur tìm hiểu về nguyên nhân mắc bệnh trong bài viết dưới đây.

Nấm Candida vùng kín là bệnh gì?

nấm candida vùng kín là gi?
Nấm candida vùng kín là gì?

Bệnh nấm Candida vùng kín (nhiễm trùng nấm men) là kết quả của sự nhiễm trùng do các loại nấm trong họ Candida, chủ yếu là Candida albicans. Các loại nấm này rất phổ biến và có thể tồn tại trên khắp cơ thể con người, bao gồm da, vùng miệng, đường tiêu hóa và vùng sinh dục.

Ban đầu, nấm Candida sống cân bằng với các vi sinh vật khác trên cơ thể mà không gây hại. Tuy nhiên, khi có các điều kiện thuận lợi, nó có thể phát triển mạnh mẽ và gây bệnh ở nhiều bộ phận khác nhau trong cơ thể. Theo đó, các triệu chứng cũng sẽ khác nhau tùy theo từng vị trí bị nhiễm nấm.

Nguyên nhân bị nấm Candida vùng kín

nguyên nhân dẫn đến candida vùng kín
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nấm candida vùng kín

Các nguyên nhân dẫn đến sự phát triển và gây bệnh của nấm Candida vùng kín bao gồm:

  • Sử dụng kháng sinh hoặc các loại thuốc chứa chất corticoid trong thời gian dài có thể làm mất cân bằng hệ vi sinh vật trong cơ thể, tạo điều kiện cho nấm Candida vùng kín phát triển.
  • Hệ miễn dịch yếu làm giảm khả năng đề kháng trước các tác nhân gây bệnh. Những người có hệ miễn dịch suy yếu như phụ nữ mang thai, người mắc bệnh tiểu đường, người nhiễm HIV/AIDS thường có nguy cơ nhiễm nấm Candida cao hơn người bình thường.
  • Vùng sinh dục không được thông thoáng và dễ bị ẩm là môi trường thuận lợi cho sự phát triển của nấm Candida vùng kín. Môi trường ẩm ướt và nhiệt độ cao là điều kiện lý tưởng để nấm Candida sinh sống và gây bệnh.
  • Thói quen vệ sinh cô bé không đúng cách là một trong những nguyên nhân gây viêm nhiễm vùng kín và tạo điều kiện cho sự phát triển của nấm.

Dấu hiệu bị nấm Candida ở vùng kín

dấu hiệu bị nấm candida vùng kín
Dấu hiệu bị nấm candida vùng kín

Phát hiện sớm các triệu chứng nhiễm bệnh do nấm Candida vùng kín (nhiễm trùng nấm men) gây ra rất quan trọng để hỗ trợ quá trình điều trị. Các dấu hiệu nhận biết bệnh nấm Candida có thể khác nhau tùy thuộc vào vị trí và mức độ nhiễm. Dưới đây là một số đặc điểm để nhận biết:

  • Ngứa ở bên trong và xung quanh vùng da bên ngoài âm đạo. Có thể xuất hiện các đốm đỏ hoặc trắng và gây ngứa mạnh. Người mắc bệnh thường gãi liên tục vào những chỗ bị khó chịu, đây cũng chính là hành động khiến nấm dễ dàng lây lan tới hậu môn và vùng bẹn.
  • Cảm giác nóng rát ở âm đạo và da xung quanh vùng kín, có thể gây sưng nếu viêm nhiễm nấm Candida vùng kín trở nặng.
  • Khí hư vùng kín có màu vàng đậm hoặc trắng đục, hình thành thành từng cục như bã đậu và có mùi hôi.
  • Quan hệ tình dục gây đau đớn và khó khăn.
  • Khó tiểu và tiểu nhiều.

Bị nấm Candida vùng kín có tự khỏi được không?

bị nấm candida có tự khỏi được không
Nấm candida rất dễ phát triển nên cần phải chữa trị dứt điểm

Nhiễm nấm Candida vùng kín không tự khỏi hoàn toàn mà yêu cầu người bệnh phải chữa bệnh đúng phương pháp. Nếu không được điều trị kịp thời có thể làm tình trạng viêm nhiễm dễ dàng lan rộng trên cơ thể và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Việc điều trị nhiễm nấm Candida vùng kín trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn nếu phát hiện sớm và thực hiện đúng kế hoạch điều trị.

Cách phòng ngừa nấm Candida ở vùng kín tại tại nhà

Để phòng ngừa bệnh nhiễm nấm Candida (nhiễm trùng nấm men), có thể áp dụng những biện pháp sau:

Duy trì da sạch và khô

Tránh mặc quần áo quá chật và đồ lót không thoáng khí. Đảm bảo vùng âm đạo luôn sạch và khô thoáng. Sử dụng dung dịch vệ sinh phù hợp để vệ sinh âm đạo và chỉ vệ sinh vùng sinh dục bên ngoài. Tránh thụt rửa sâu bên trong âm đạo, vì điều này có thể tạo điều kiện cho nấm candida phát triển hoặc gây nhiễm trùng nghiêm trọng hơn.

Kiểm soát đường huyết

Đối với những người mắc bệnh đái tháo đường, hãy duy trì kiểm soát tốt đường huyết để giảm nguy cơ nhiễm nấm Candida. Nên hạn chế tiêu thụ các loại thức ăn có đường và tinh bột cao, như đường, bột mì, gạo trắng, bánh mì trắng, các sản phẩm bổ sung đường, soda và đồ uống có cồn. Thay vào đó, tập trung vào việc ăn nhiều rau xanh, đậu và các nguồn protein không béo, như cá, thịt gia cầm và hạt.

Sống một lối sống lành mạnh

Duy trì một chế độ ăn uống cân đối và tập luyện thường xuyên để tăng cường sức khỏe cơ thể và hệ miễn dịch.

chế dộ dinh dưỡng hợp lý giúp phòng ngừa nấm candida
Chú ý chế độ dinh dưỡng phòng ngừa nấm candida

Sử dụng nước hoa vùng kín

Nước hoa vùng kín May L’odeur giúp có chứa các dưỡng chất giúp kháng khuẩn 99,99%, giảm nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa, viêm nhiễm, nấm vùng âm đạo. 

Ngoài ra mùi hương của các loại tinh dầu trong sản phẩm còn giúp các nàng giảm căng thẳng hiệu quả. Hơn nữa các thành phần trong nước hoa có chiết xuất từ rễ cam thảo, giúp làm hồng, dưỡng trắng và khử thâm cho vùng kín.

nước hoa vùng kín may l'odeur
Nước hoa vùng kín May L’odeur

Cách chữa nấm Candida vùng kín

Phương pháp thuốc uống đa liều: Thay vì sử dụng thuốc bôi, bác sĩ có thể kê đồng thời hai hoặc ba liều thuốc chống nấm qua đường uống để tiêu diệt nấm Candida. Tuy nhiên, phương pháp này không được khuyến cáo cho phụ nữ mang thai.

Phương pháp thuốc uống dài ngày: Bác sĩ có thể kê thuốc dùng qua đường uống hàng ngày trong tối đa 2 tuần, sau đó lặp lại một tuần một lần trong 6 tháng để ngăn ngừa sự tái phát của nấm.

Thuốc chống nấm kháng Azole: Người bệnh không được tự ý sử dụng thuốc chống nấm kháng Azole mà cần có sự chỉ định từ bác sĩ. Có thể xảy ra tác dụng phụ như buồn nôn, tiêu chảy, phát ban, đau đầu và chóng mặt. Thuốc có thể gây tử vong nếu sử dụng qua đường uống và chỉ được sử dụng cho việc đặt đưa vào âm đạo.

Qua những thông tin trên bài viết trên, hy vọng bạn đã nắm được thông tin về nguyên nhân và dấu hiệu của bệnh nấm Candida vùng kín. Hãy quan tâm hơn đến bản thân bằng cách đi khám sức khỏe định kỳ để đảm bảo cơ thể luôn được khỏe mạnh.